Trầm cảm do công việc nhận biết qua dấu hiệu nào?

Trầm cảm do công việc nhận biết qua dấu hiệu nào?

24/02/2022 09:43 | ghe-massage.com

Giới trẻ ngày càng có xu hướng mắc phải trầm cảm nhiều hơn trước. Họ phải đối mặt với áp lực từ gia đình, công việc họ phải cố gồng mình cho phù hợp với những tiêu chuẩn mà xã hội áp đặt lên họ. Do đó, nhận biết được căn bệnh sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa tốt hơn. Những dấu hiệu dưới đây sẽ cho bạn biết mình có mắc chứng bệnh trầm cảm hay không?

                                                                         trầm cảm do công việc

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm do công việc

 

Độc giả hỏi

Gần đây, em cảm thấy khá mệt mỏi vì công việc đang trong thời gian cao điểm. Deadline và task từ cấp trên liên tục đổ xuống khiến em rất mệt mỏi, hay cáu gắt và không còn hứng thú về công việc nữa. Có phải đó là dấu hiệu của trầm cảm? Em nên làm gì để chấm dứt tình trạng này?

Tokuyo trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Sau đây, chúng tôi xin được giải đáp như sau: Trầm cảm là một trong những hội chứng tâm lý thường gặp nhất trong cuộc sống nhiều áp lực ngày nay. Trầm cảm dẫn tới nhiều hành vi tiêu cực, thậm chí là tự sát. Nếu như bạn có nhiều hơn 4 dấu hiệu dưới đây và chúng diễn ra hàng ngày, kéo dài từ 2 tuần trở lên, gây ảnh hưởng xấu đến bạn (trở thành rào cản cho bạn trong công việc, trong đời sống gia đình, gặp gỡ bạn bè…) thì bạn thực sự cần gặp bác sỹ.

Thường xuyên lo âu và mệt mỏi khi nghĩ tới công việc

Một đặc điểm nhận biết của người bị trầm cảm là nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến bạn càng trở nên cô độc, lẻ loi hơn. Do đó, bạn hay có thái độ gắt gỏng, cáu gắt là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm này.

Vô cảm

Vì ở trạng thái quá mệt mỏi nên bạn dường như không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Phần cảm xúc ở những người trầm cảm thường xuyên bị tê liệt, bạn thấy trống rỗng và vô cảm với mọi thứ xung quanh. Bạn sẽ không cảm thấy hứng thú với bất cứ hoạt động nào trong ngày. Dù cho đang xem một bộ phim hài, một cuốn truyện vui hay xem chương trình truyền hình vui nhộn… với họ, tất cả chỉ “nhạt như nước ốc”.

“Sợ” việc

Khi bạn chán nản, những suy nghĩ tiêu cực sẽ bắt đầu xuất hiện, như: “Mình sẽ không đời nào được thăng chức” hay “Mình sẽ chỉ luôn bị sếp rầy la”. Những suy nghĩ vô căn cứ như vậy sẽ chỉ khiến tâm trạng bạn thêm u ám mà thôi. Do đó, bạn hay viện cớ ốm để được ở nhà.

                                                                                  trầm cảm do công việc

Cần cảnh giác với bệnh trầm cảm do công việc

 

Rối loạn giấc ngủ

Ngủ nhiều hơn là một cách mà những người trầm cảm trốn tránh nỗi buồn. Giấc ngủ trở thành nơi để họ ẩn náu mình khỏi sự tuyệt vọng. Ngược lại, cũng có một số người bị trầm cảm thường thấy bồn chồn, ngủ không sâu giấc hoặc thậm chí là mất ngủ. Rối loạn giấc ngủ không chỉ là lời cảnh báo cho căn bệnh này mà còn có thể khiến nó trầm trọng hơn. Khi bạn không ngủ đủ giấc, đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn, bạn sẽ càng mệt mỏi và kém tập trung hơn.

Không thể tập trung

Liên tục quên deadline, trễ giờ, quên công việc? Cảm thấy tâm trí như một bức ảnh nhạt nhoà? Sự bối rối làm bạn chẳng thể đưa ra quyết định và chọn lựa? Những suy nghĩ buồn bã cùng sự trống rỗng khiến bạn như ngã vào màn sương mù dày đặc không tìm ra lối đi để rồi gây ảnh hưởng đến công việc, trí nhớ và kỹ năng ra quyết định. Sự kém tập trung sẽ gây ra những quyết định sai lầm hoặc là tiền đề cho những hành vi nguy hiểm, không thể kiểm soát.

Cảm thấy vô dụng

Những người bị trầm cảm thường xuyên cảm thấy bản thân vô dụng, không có hứng thú làm việc. Liên tục hạ thấp mình, luôn so sánh với người khác và tự đưa mình vào trạng thái mệt mỏi do lấn sâu vào cảm giác tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát khỏi cảm giác ấy.

Nỗi buồn tối chủ Nhật

Nếu công việc đang khiến bạn khổ sở, nỗi sợ hãi thậm chí sẽ bắt đầu từ chiều chủ Nhật, khi mà thứ Hai đang tới gần. Bạn sẽ thấy lo lắng, áp lực hoặc chỉ đơn giản là buồn bã khi nghĩ tới tuần làm việc mới. Khi nghĩ tới cảnh đi làm và lặp lại mọi thứ một cách tẻ nhạt, bạn sẽ không muốn bước chân ra khỏi giường và đến công sở.

Khi có những dấu hiệu trên, bạn cần:

Tham gia các hoạt động tập thể để thấy mình có ích và được người khác quý mến

Tích cực tham gia hoạt động tập thể sẽ giúp bạn có thể kết nối với mọi người dễ dàng hơn, từ đó tạo thiện cảm để trở lên thân thiết hơn với mọi người trong công ty, nhờ vậy mỗi ngày đi làm bạn sẽ có nhiều năng lượng tích cực hơn, đạt hiệu quả cao trong công việc.

Giữ tinh thần thoải mái và làm những việc mình thích.

Có thể do áp lực công việc bấy lâu nay khiến bạn không thể dành thời gian cho bản thân được nhiều khiến bạn đã bỏ đi những sở thích, thú vui riêng của mình, bạn không thể cân bằng được giữa công việc và nghỉ ngơi nên đây chính là lúc bạn nhìn lại và cân đối lại thời gian. Hãy làm những việc mình thích chẳng hạn như đi du lịch, chơi thể thao, chơi game, đi shopping... Hoặc bất cứ điều gì làm bạn cảm thấy vui vẻ sau mỗi ngày làm việc căng thẳng.

Tâm sự với bạn bè, người thân để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.

Hãy tìm đến người bạn cảm thấy tin tưởng, có thể giúp bạn giải toả những áp lực bạn đang vướng mắc, điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, thật may mắn nếu bạn có những người bạn, người thân như vậy.

                                                         trầm cảm do công việc

Chia sẻ với bạn bè hoặc người thân sẽ giúp bạn giải toả tâm lý hiệu quả 

Khám bác sĩ chuyên khoa tâm lý, uống thuốc và theo dõi thêm.

Hoặc nếu bạn không thể tìm được người có thể chia sẻ với mình, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, các bác sĩ sẽ có những tư vấn và liệu trình riêng cho bạn để điều trị tâm lý, giúp bạn theo dõi sức khoẻ tâm lý định kì.

Nói chuyện rõ ràng với sếp hoặc nếu có bất đồng với đồng nghiệp nên thẳng thắn nói ra để giải quyết

Nếu bạn có  khúc mắc gì với đồng nghiệp tại cơ quan, công ty đang làm việc thì hãy chia sẻ, nói chuyện rõ ràng với họ, biết đâu nhờ vậy mà hai người có thể hiểu hơn về nhau và trở lên thân thiết hơn hỗ trợ nhau đạt được nhiều thành tựu hơn trong công việc.

Trên đây chính là các dấu hiệu nhận biết và các giải pháp với bệnh trầm cảm trong công việc, nếu có nhiều dấu hiệu trên bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được chữa trị và tư vấn kịp thời, chúng tôi mong rằng bạn sẽ sớm vượt qua thời điểm khó khăn này và chúc bạn luôn thành công trong công việc.

Bài viết khác

Ghế massage là gì? Cấu tạo và ghế massage hoạt động ra sao?

Có nên mua ghế massage toàn thân giá rẻ?

Tác dụng của ghế massage cho sức khỏe như thế nào?

Nên mua ghế massage toàn thân giá bao nhiêu?

Ghế massage toàn thân có chữa bệnh đau lưng được không?

Review ghế massage toàn thân bán chạy nhất trong tháng 3/2022

Cách massage Thuỵ Điển dành cho người mới tìm hiểu

Ghế massage toàn thân có sử dụng lâu dài được không?

Hướng dẫn cách massage Thái ngay tại nhà đơn giản và hiệu quả

4 lợi ích của việc massage trị liệu toàn thân gáy tại nhà

Bạn đang tìm kiếm một chiếc ghế massage?

(Đội ngũ chúng tôi sẽ gọi lại sau giây lát)


Hotline
Zalo 0911.270.666